Suy tim hẳn là một khái niệm không mấy xa lại đối với mối chúng ta. Nhắc đến suy tim là nhắc tới bệnh “mạn tính”, “khó có thể chữa khỏi hoàn toàn” và là “biến chứng chung của tất cả các bệnh tim mạch”. Tuy nhiên, để đòi hỏi một định nghĩa rõ ràng và hoàn chỉnh về bệnh suy tim thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng mình tìm hiểu về bệnh danh, nguyên nhân và cơ chế phát sinh bệnh, các thể bệnh và phương pháp chữa trị cũng như phòng chống bệnh suy tim nhé.
Suy tim- biến chứng chung của bệnh tim mạch
Mục lục
1.Theo y học hiện đại
Suy tim là một trạng thái bệnh lí làm cho tim mất khả năng đảm bảo cung lượng tim theo nhu cầu oxy của cơ thể, lúc đầu khi gắng sức, về sau cả lúc nghỉ ngơi, tổn thương trung tâm trong suy tim là suy yếu sự co bóp cơ tim.
Suy tim có suy tim trái, suy tim phải và suy tim toàn bộ.
Nguyên nhân gây suy tim là do các bệnh về van tim như hở, hẹp các van (thường do thấp tim), các bệnh tin bẩm sinh, các bệnh về động mạch và các nguyên nhân như là các bện cao huyết áp, các bênh phổi mạn tính, viêm tim do thấp, viêm tim toàn bộ, thiếu máu nặng, thiếu vitamin B1, bệnh Basedow.
Suy tim được chia ra làm bốn độ, với độ IV việc điều trị rất khó phục hồi suy tim đã ở giai đoạn cuối.
Suy tim độ I: (suy tim tiềm tàng): Bệnh nhân không có triệu chứng, hoạt động thể lực vẫn bình thường. Chỉ khó thở khi gắng sức nhiều; Tim chưa to trên lâm sàng và X quang, Điện tim: Bình thường hoặc tăng gánh thất phải hoặc trái mức độ nhẹ; Điều trị hồi phục dễ dàng bằng tráng gắng sức, hạn chế ăn muối.
Suy tim Độ II: (suy tim nhẹ): Bệnh nhân bị hạn chế khi hoạt động thể chất,Suy tim rõ rệt không toàn bộ, Khó thở khi gắng sức nhẹ, Tim to ra, Có ứ trệ ở một trong 2 vòng tuần hoàn: tiểu tuần hoàn và ngoại; Điện tim: Dày 1 thất, lệch trục rõ.
Điều trị: Chịu tác dụng của thuốc điều trị đặc hiệu, phục hồi nhanh.
Suy tim Độ III: (suy tim trung bình): Bệnh nhân bị hạn chế đáng kể khi hoạt động thể chất: Suy tim toàn bộ, có khả năng hồi phục.Khó thở thường xuyên.Mạch nhanh thường xuyên.X quang: Tim to toàn bộ.Có ứ trệ ở cả 2 vòng tuần hoàn.Điện tim: Dày
2 thất có thể có loạn nhịp.Điều trị: Tích cực đúng quy cách suy tim còn khả năng hồi phục.
Suy tim Độ IV (suy tim nặng): Bệnh nhân không thể thực hiện được các hoạt động thể chất. Suy tim khó hồi phục, suy tim giai đoạn cuối. Khó thở cả khi nằm phải ngồi để thở. Phù to toàn thân, dịch màng phổi, dịch màng bụng. Gan to cứng, tim to, buồng thất giãn, hở van 2 lá, 3 lá chức năng.
Suy tim có 4 độ, với mức độ nguy hiểm tăng dần
Nguyên tắc điều trị chung của suy tim là chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lí tùy theo mức độ suy tim, trường hợp nặng phải nghỉ tại giường. Chế độ ăn uống ăn nhạt tùy theo mức độ suy tim thường lượng muối <1g/ 1 ngày, hạn chế uống nước, ăn thực đơn nhẹ nhàng. Cho thuốc chữa tim với đợt tấn công, đợt củng cố, dừng thuốc khi nhịp tim dưới 70 lần/ 1 phút. Cho thuốc lợi niệu và cần phải bổ sung kali (với các thuốc lợi niệu tăng phải trừ kali). Có thể thêm các thuốc kháng sinh để phòng ngừa bội nhiễm, cho thuốc an thần, và điều trị tích cực nguyên nhân suy tim.
2.Theo y học cổ truyền
2.1.Bệnh danh
Suy tim là một hiện tượng bệnh lí được miêu tả trong phạm vi các chứng: tâm lí, chính xung, khái suyễn, hư lao, thủy thũng,…
2.2.Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh
Căn bản là tâm và huyết mạch bất túc và cơ chế bệnh sinh tương đối phức tạp có thể trình bày như sau:
Tâm huyết suy tổn, tâm khí không đầy đủ, khí âm đều hư, thủy ẩm, huyết ứ ngưng tại tâm, tâm bào lạc, xuất hiện chứng tim đập mạnh, loạn nhịp.
Phế khí hư không túc giáng, thận hư không nập được khí, khí nghịch lên trên xuất hiện chứng xuyễn thở.
Thủy thũng có liên quan đến phế, tỳ, thận và khí hóa của tam tiêu, tâm tỳ dương hư khí không chủ được thủy, thủy thấp của hạ tiêu tràn lên, xuất hiện chân phù thũng, tim hồi hộp, ăn ít, bụng trướng đầy. Thận dương hư thì thủy khí thịnh phù thũng từ eo lưng trở xuống, thận khí hư và cả bàng quang kém khí hóa nên lượng nước tiểu ít gây phù thũng.
Tâm khí không đầy đủ nên khí huyết không thông dẫn đến huyết ứ, xuất hiện ngực sườn đau tức, môi tím, tay nhợt tím.
2.3.Các thể bệnh
2.3.1.Suy tim do các nguyên nhân bệnh gây ra
Phương pháp chữa: Tăng trương lực cơ tim (kiện tì vị vì tỳ chủ về cơ nhục), chống sung huyết (hoạt huyết), lợi niệu.
Bài thuốc:
Bài 1:
Đẳng sâm | 20g | Xuyên khung | 16g |
Bạch truật | 16g | Ngưu tất | 16g |
Đan sâm | 16g | Mộc thông | 16g |
Trạch tả | 16g | Sa tiền | 16g |
Ý dĩ | 16g |
Trong đó:
Đẳng sâm, bach truật: Kiện tì ích khí
Đan sâm, xuyên khung, ngưu tất:hoạt huyết, hóa ứ.
Trạch tả, mộc thông, sa tiền: lợi niệu
Châm cứu: Châm chiên trung, nội quan, túc tam lí
Đẳng sâm- thần được kiện tì ích khí
2.3.2.Suy tim theo phân loại triệu chứng của y học cổ truyền
a.Thể khí âm hư
Triệu chứng: tim hồi hộp, khó thở, suyễn, mệt mỏi, choáng váng, ra mồ hôi trộm hay tự ra mồ hôi, hai gò má đỏ, chất lưỡi đỏ, mạch kết đại.
Nếu trườn hợp bệnh nặng thấy khí hư kèm theo huyết hư, chất lưỡi nhạt, lưỡi bệu có vết hằn răng, toát mồ hôi, khạc ra máu.
Phương pháp chữa: ích khí liễm âm. Nếu khí huyết đều hư thì bổ khí huyết.
Bài thuốc:
Bài 1: Sinh mạch thang gia giảm
Đẳng sâm | 20g | Ngũ vị tử | 20g |
Mạch môn | 20g | Cam thảo | 6g |
Nếu có hiện tượng sưng huyết gây khó thở, tức ngực thêm đào nhân 8g, hồng hoa 8g, đan sâm 16g.
Nếu ho ra máu thì thêm cỏ nhọ nồi sao đen 20g, trắc bách diệp 20g.
Trong đó:
Đẳng sâm: bổ phế khí
Mạch môn: nhuận phế tả nhiệt
Ngũ vị tử: liễm phế để thâu lại khí đã hao tán (liễm khí)
Cam thảo: điều hòa, bổ khí
Bài 2: Nếu khí huyết hư dùng bài Sinh mạch thang, gia thêm:
Thục địa | 16g | Bạch thược | 12g |
Đường quy | 12g | Đan sâm | 12g |
Bài 3: Hoặc dùng bài Bát trân thang gia giảm:
Thục địa | 16g | Đương quy | 12g |
Phục linh | 16g | Bạch thược | 12g |
Đẳng sâm | 16g | Ngưu tất | 12g |
Ý dĩ | 16g | Đam sâm | 12g |
Bạch truật | 20g | Hồng hoa | 12g |
Xuyên khung | 12g | Cam thảo | 4g |
Trong đó:
Đẳng sâm, bạch truật: bổ ích khí
Thục địa, dương quy, bạch thược: bổ huyết, dưỡng huyết
Đan sâm, hồng hoa: hoạt huyết, hóa ứ
Phục linh, ý dĩ: Lợi thấp.
Châm cứu: châm bổ các huyệt tâm du, tỳ phu, phế du, thận du, túc tam lí, tam âm giao, nội quan…
Đan sâm-Thần dược trị huyết bệnh
b.Thể tâm dương hư
Triệu chứng: tim hồi hộp, khó thở, không nằm được, phù toàn thân nhất là chi dưới, đái ít, hay ra mồ hôi, tay chân lạnh, chất lưỡi dính có nhiều điểm ứ huyết, mạch trầm tế kết đại.
Phương pháp chữa: ôn dương, hoạt huyết, lợi niệu
Bài thuốc: Chân vũ thang gia giảm
Phụ tử chế | 12g | Bạch truật | 16g |
Phục linh | 12g | Đương quy | 12g |
Can khương | 6g | Nhục quế | 6g |
Sa tiền tử | 12g | Cam thảo | 6g |
Đan sâm | 16g |
Trong đó:
Phụ tử chế, nhục quế: ôn dương, khu hàn
Phục linh, bạch truật: kiện tỳ, lợi thủy
Sa tiền tử: lợi thủy
Cam thảo: kiện tỳ ích khí
Đan sâm, dương quy: hoạt huyết, dưỡng huyết
Châm cứu: cứu các huyệt quan nguyên, hí hải, tam âm giao, túc tam lí, tâm du, tỳ du, thận du.
Phụ tử có tính đại nhiệt và có tác dụng chậm nhưng bền dùng để trị các chứng mạn tính như vong dương, dương hư, thủy thủng, phong thấp đau nhức khớp xương
c.Thể âm dương khí huyết đều hư
Thường là suy tim toàn bộ, tình trạng bện nặng.
Triệu chứng: toàn thân mệt mỏi, khó thở nhiều, sa mặt trắng bệch, thở gấp, tay chân lạnh, tự ra mồ hôi, phù toàn thân, nước tiểu ít, mạch kết đại.
Phương pháp chữa: ích khí dưỡng âm, ôn dương hoạt huyết.
Bài thuốc:
Bài 1:Độc sâm thang: Nhân sâm 8g, sắc uống ít một trong ngày.
Bài 2: Sâm phụ thang và sinh mạch thang gia giảm
Nhân sâm | 8g | Mạch môn | 12g |
Hoàng kì | 12g | Đương quy | 12g |
Phụ tử chế | 12g | Trạch tả | 12g |
Đào nhân | 6g | Sa tiền tử | 12g |
Hồng hoa | 8g | Long cốt | 16g |
Đam sâm | 16g | Ngũ vị tử | 12g |
Trong đó:
Nhân sâm, hoàng kì: ích tâm khí
Đương quy, đan sâm: hoạt huyết dưỡng tâm
Hồng hoa, đào nhân: hoạt huyết
Ngũ vị tử: liễm khí
Trạch tả, sa tiền: lợi niệu
Châm cứu: Chỉ nên cứu vào các huyệt quan nguyên, khí hải, túc tam lí, tam âm giao
Xa tiền còn được gọi là cây mã đề, là loại thảo dược mọc ở hầu hết các vùng nông thôn đồng bằng có tác dụng lợi tiểu, mát gan, thanh nhiệt…
3.Phòng bệnh
Để phòng sự nguy hiểm của căn bệnh suy tim này, chúng ta cần:
Một là, chủ động chữa bệnh tại tim và nguyên nhân bất lợi, đề phòng cảm nhiễm
Hai là, ăn uống thanh đạm, chia thành nhiều bữa, kiêng mỡ động vật, hạn chế ăn muối(nhằm giảm gánh nặng cho tim. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về lượng muối ăn và lượng nước uống mỗi ngày), hạn chế rượu chè, cà phê, thuốc lá.
Ba là, kiểm soát cân nặng: Khi thừa cân, tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp máu và oxy cho cơ thể khiến bệnh tiến triển nhanh. Nhưng nếu người bệnh sụt cân nhanh chóng có thể bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng.
Bốn là, các bạn hãy tự tập cho mình chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lí.
TẠM KẾT LUẬN:
Có thể nói rằng, suy tim là một căn bệnh mãn tính. Sống chung với suy tim là một chuỗi thời gian không ai mong đợi. Bệnh nhân thường trở nên lo lắng, sợ hãi, lo âu, trầm cảm ngay sau khi biết tình trạng bệnh tật của bản thân mình. Gia đình, bạn bè, người thân cần thực sự quan tâm và chia sẻ những nỗi lo ấu đó, để người bệnh có thể có một trạng thái tâm lí vững vàng nhất để đối diện với căn bệnh này. Đừng để suy tim làm vấy lên nát trầm sắc trong cuộc đời bạn.
Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh suy tim. Nếu thấy hữu ích, các bạn đừng quên like và share bài viết, cũng như theo dõi chúng mình để có thể cập nhật được những thông tin về sức khỏe mỗi ngày một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất nhé.
216 viewsBạn thấy bài viết hữu ích không
Click vào ngôi sao để đánh giá
Đánh giá 4.9 / 5. Số đánh giá 11
Bài viết liên quan